10 câu hỏi quan trọng cần giải quyết giữa các co-founder

Nếu không cẩn thận, những vấn đề mà bạn gặp phải với co-founder cũng nhiều không kém những khó khăn đối với việc kinh doanh nói riêng.

Dưới đây là một số những bài toán quan trọng cần được giải quyết càng sớm càng tốt trong quá trình xây dựng startup. Trong phần lớn các trường hợp, bạn càng chần chừ thì những bài toán này lại càng trở nên khó khăn hơn.

1. Chúng ta sẽ chia cổ phần thế nào?

Thực tế, câu hỏi này liên quan đến rất nhiều vấn đề (quyền lợi, trách nhiệm công việc). Ở đây tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng về mặt kinh tế. Đây thường là câu hỏi khó trả lời nhất (và câu trả lời đúng thì rất ít khi là “chia đều cho các co-founder)

2. Các quyết định sẽ được đưa ra như thế nào?

Điều này thường phụ thuộc vào số cổ phiếu co-founder nắm giữ nhưng không phải luôn luôn là vậy. Vì cổ phiếu có hai loại là: cổ phiếu có quyền biểu quyết và cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Bạn có thể thành lập một hội đồng và nêu rõ những loại quyết định nào được ra bởi hội đồng đó. Những vấn đề phổ biến cần được quyết định là vốn hóa, sa thải, tuyển dụng, phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng và sáp nhập. Trong trường hợp của cá nhân, tôi thấy trong mỗi một lĩnh vực (kinh doanh, kỹ thuật) nên có một người đứng ra chịu trách nhiệm chính và là người quyết.

3. Nếu một trong số các co-founder rời công ty thì sao?

Nói đến việc này khi mới xây dựng công ty có vẻ không phải là ý hay. Nhưng thực tế thì ngược lại. Trong quá trình phát triển của bất cứ startup nào, khó khăn hay thuận lợi đều có thể xảy đến và chắc chắn sẽ có những lúc một hoặc nhiều co-founder cảm thấy không hài lòng và không gắn kết. Lúc đó việc ra đi là tất yếu. Các founder nên dự kiến cách giải quyết hợp lý trong trường hợp này dù sau này nó có xảy ra hay không. Chưa kể còn có trường hợp bổ xung thêm vốn và có nghĩa là thêm người có quyền biểu quyết trong công ty. Lúc đó sẽ phải tính toán thế nào?

4. Co-founder có thể bị sa thải hay không? Vì lí do gì? Ai có quyền làm việc đó?

Ngay cả co-founder cũng có thể bị sa thải. Nhiều người lẫn lộn giữa khái niệm cổ đông và việc có vai trò điều hành trong startup. Đây là hai vấn đề khác biệt và độc lập. Công ty nên có cơ chế chấm dứt vai trò điều hành của một co-founder nếu điều đó là cần thiết . Chuyện này có vẻ không thú vị nhưng nó cần được trao đổi một cách thẳng thắn.

5. Mục tiêu cá nhân của mỗi co-founder là gì?

Mặc dù mục tiêu có thể thay đổi theo thời gian nhưng ta vẫn cần biết về cơ bản mỗi co-founder muốn đạt được những gì từ công ty. Giả sử bạn có một co-fouder muốn xây dựng một doanh nghiệp bền vững đẻ ra tiền và muốn duy trì nó mãi mãi, một người khác lại muốn hướng đến sự phát triển nhanh và tính thanh khoản… Tốt hơn hết là hãy bàn bạc, thống nhất càng sớm càng tốt.

6. Đây có phải là hoạt động chính của mỗi co-founder hay không?

Rất nhiều bất đồng giữa các co-founder đến từ việc hiểu nhầm cam kết của mỗi người đối với công ty. Có co-founder nào sẵn sàng tiếp tục làm công việc với mức lương ba cọc ba đồng cho đến khi công ty thành công không? Có co-founder nào sẽ làm thêm công việc khác không?

cach ban hang7. Phần nào trong kế hoạch sẽ khó có thể bị thay đổi?

Không phải tất cả startup đều cần phải thay đổi kế hoạch trong quá trình phát triển. Chỉ có những công ty muốn tồn tại và thành công mà thôi. Tuy nhiên, trong kế hoạch cũng có những phần mà bạn chắc chắn không muốn thay đổi. Có thể là về việc sản phẩm bán ra là gì, thị trường nào cần hướng tới… Chẳng hạn, nếu một startup ban đầu muốn xây dựng một công ty phần mềm và nếu nó thay đổi sang cung cấp sản phẩm tiêu dùng, bất đồng có thể sẽ xảy ra.

8. Co-founder sẽ kí điều khoản hợp đồng gì với công ty?

Một trong những ví dụ tốt nhất là hợp đồng không cạnh tranh. Co-founder có nên kí loại hợp đồng nào đó với công ty không? ( Ngoài hợp đồng cổ đông) Nếu có, các điều khoản trong đó là gì?

9. Nếu một co-founder đầu tư tiền vào công ty, số tiền đó được coi là gì?

Rất có khả năng là một hoặc nhiều co-founder sẽ đầu tư tiền vào công ty giai đoạn đầu. Do đó cần quyết định rõ: số tiền này được coi là nợ, nợ chuyển đổi hay là để mua cổ phiếu?

10. Co-founder sẽ trả lương cho mình thế nào? Ai sẽ thay đổi mức lương đó trong tương lai?

Đây là một vấn đề nhạy cảm. Khả năng chịu đựng rủi ro (risk tolerance) của mỗi cá nhân là khác nhau, vì thế nó cần được coi là một nhân tố trong việc quyết định chính sách lương cho các co-founder. Đôi khi có vẻ phức tạp hơn khi một trong số các co-founder đầu tư một số tiền đáng kể vào công ty. (Mặc dù theo lý thuyết, tiền đến từ đâu cũng không ảnh hưởng đến chính sách lương bổng)

Nguồn: Twenty.vn

All in one