6 bước để xây dựng một kế hoạch Social Media Marketing hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ kế hoạch Social Media Marketing (Marketing trên các nền tảng mạng xã hội) là gì và làm thế nào để xây dựng một kế hoạch Marketing trên Social Media hiệu quả.

Một cách đơn giản, mỗi hành động doanh nghiệp thực hiện trên mạng xã hội nên nằm trong một chiến dịch Social Media Marketing cụ thể. Điều này có nghĩa, mỗi bài post, like hay comment nên được chỉ dẫn bởi một kế hoạch hướng tới những mục tiêu kinh doanh nhất định. Nghe có vẻ phức tạp nhưng nếu dành thời gian xây dựng một chiến lược truyền thông xã hội thì điều này không hề khó để thực hiện.

Kế hoạch Social Media Marketing là gì?

Một kế hoạch Social Media Marketing là một bản tóm tắt mọi thứ doanh nghiệp sẽ làm và hy vọng đạt được khi thực hiện hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng mạng xã hội. Kế hoạch này nên bao gồm tiến hành đánh giá các tài khoản Social Media hiện tại, các mục tiêu muốn đạt được trong tương lai gần và tất cả những công cụ cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Nói chung, mục tiêu càng cụ thể thì sẽ càng thực hiện chiến dịch một cách dễ dàng và hiệu quả. Đừng làm kế hoạch quá phức tạp hay mở rộng quá mức khiến nó trở nên bất khả thi. Kế hoạch này sẽ dẫn dắt cho các hành động nhưng cũng sẽ là thứ để đo lường liệu rằng doanh nghiệp đang thành công hay thất bại.

Dưới đây là 6 bước giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch Marketing trên mạng xã hội hiệu quả.

Bước 1: Hình thành mục tiêu

Bước đầu tiên của mọi chiến dịch Social Media Marketing đều là thiết lập mục tiêu hy vọng sẽ đạt được. Những mục tiêu này giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng khi chiến dịch truyền thông diễn ra không đúng kỳ vọng. Nếu thiếu mục tiêu thì không có cách nào để đo lường thành công hay chứng thực được tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) trên mạng xã hội.

  • Các mục tiêu cần được đặt trong một chiến lược Marketing rộng hơn nhằm làm cho các nỗ lực truyền thông hướng tới đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Đừng chỉ dừng lại ở các chỉ số như Retweet hay Like mà hãy tập trung vào các chỉ số cấp cao hơn như lead generation (tìm kiếm, dẫn dụ khách hàng), web referral (lượt truy cập từ các web khác), và conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi).
  • Sử dụng nguyên tắc SMART để thiết lập mục tiêu. Cụ thể, mỗi mục tiêu cần rõ ràng (specific), đo lường được (measurable), có thể đạt được (attainable), thực tế (realistic), và có thời hạn đạt được mục tiêu đã đề ra (time-bound).

Chẳng hạn: “Trên Instagram, chúng tôi sẽ chia sẻ hình ảnh để truyền tải văn hóa công ty. Kế hoạch là đăng 3 ảnh mỗi tuần. Mục tiêu cho mỗi bức ảnh là 30 like và 5 bình luận”.

Một cách đơn giản để bắt đầu kế hoạch Marketing trên mạng xã hội đó là viết ít nhất 3 mục tiêu ra giấy. Tự đặt câu hỏi mục tiêu sẽ nên như thế nào? Khi nào nó được hoàn thành và làm thế nào để biết đã thực hiện được mục tiêu đến đâu?

Bước 2: Tiến hành đánh giá (Audit) các tài khoản Social Media hiện tại

Trước khi xây dựng một kế hoạch Social Media Marketing, doanh nghiệp cần kiểm tra và đánh giá khách quan vị trí hiện tại trên mạng xã hội. Cụ thể, tìm hiểu những khách hàng nào đã kết nối với sản phẩm trên mạng xã hội, thị trường mục tiêu chủ yếu đang tham gia kênh nào và sự hiện diện của sản phẩm trên mạng xã hội trong so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

Chẳng hạn, đây là một bản đánh giá mẫu.

Social Media Marketing

Social Media Marketing

Một khi đã có được bản đánh giá, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về từng tài khoản mạng xã hội đại diện cho từng sản phẩm của mình, ai là người vận hành hoặc kiểm soát chúng, và chúng phục vụ cho mục đích gì. Bản đánh giá nên được duy trì thường xuyên, đặc biệt khi hoạt động kinh doanh được mở rộng.

Dựa vào bản đánh giá này, doanh nghiệp cũng sẽ nắm được tài khoản nào cần cập nhật và tài khoản nào cần xóa. Nếu bản giá đánh giá tiết lộ các tài khoản giả mạo (chẳng hạn, một profile trên Twitter hoặc Facebook giả mạo sản phẩm) thì hãy báo cáo lạm dụng chúng.

Bản đánh giá cũng nên bao gồm các lời tuyên bố nhiệm vụ (mission statement). Tốt nhất là gói gọn trong một câu và mỗi mạng xã hội sẽ có một lời tuyên bố, tránh dùng chung cho tất cả các mạng. Ví dụ: “Chúng tôi sẽ sử dụng Snapchat để chia sẻ những mảng sáng trong hoạt động công ty và kết nối với những khách hàng tiềm năng ở độ tuổi trẻ hơn”.

Hãy tìm hiểu về khách hàng và phám phá nhu cầu của họ.

Bước 3: Tạo mới hoặc nâng cấp các tài khoản mạng xã hội đã có

Lựa chọn mạng xã hội phù hợp nhất với mục tiêu truyền thông. Nếu chưa có, hãy tạo mới hoặc nếu đã có, hãy cập nhật và sửa đổi chúng để thu được những kết quả tốt nhất.

Mỗi kênh sẽ có tập khách hàng khác nhau và cần được quan tâm theo cách khác nhau. Ngoài ra, hãy tối ưu hóa hình ảnh và text cho SEO. Profile cũng cần được nghiên cứu kỹ.

Social Media Marketing

Bước 4: Tìm hiểu nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội từ các công ty thuộc lĩnh vực khác, đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Nếu không dám chắc loại nội dung và thông tin nào sẽ nhận được tương tác nhiều nhất thì hãy tìm hiểu thứ mà các đối thủ, khách hàng và các công ty thuộc ngành khác đang chia sẻ để xem thử liệu doanh nghiệp có thể tạo ra được khác biệt gì cho nội dung và liệu có thu hút được khách hàng.

Khách hàng cũng có thể là nhân tố truyền cảm hứng, không chỉ qua nội dung họ chia sẻ mà còn qua những gì họ đăng tải. Hãy tìm hiểu thói quen của họ (khi nào họ post bài và tại sao) và sử dụng chúng như là nền tảng để xây dựng kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội.

Dưới đây là một số thương hiệu hàng đầu có thể tạo cảm hứng cho nhiều ý tưởng độc đáo:

  • Content Marketing: Unbounce, Virgin.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội: Tangerine, Warby Parker.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: AirBnB, the American Red Cross.
  • Chiến thuật quảng cáo trên Facebook: Coca-Cola, Walmart.
  • Chiến thuật quảng cáo trên Google+: Cadbury, National Geographic.
  • Chiến thuật quảng cáo trên Twitter: Charmin, Oreo.
  • Chiến thuật quảng cáo trên Instagram: Herschel Supply Co., General Electric.

Bước 5: Lên kế hoạch nội dung và lịch xuất bản nội dung

Kế hoạch Social Marketing nên bao gồm kế hoạch Marketing nội dung (Content Marketing), các chiến thuật tạo nội dung (content creation), tổng hợp nội dung (content curation) và lịch xuất bản.

Kế hoạch Marketing nội dung cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Loại nội dung nào định đăng và quảng bá trên mạng xã hội?
  • Tần suất xuất bản nội dung?
  • Khách hàng mục tiêu cho từng loại nội dung?
  • Ai là người chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung?
  • Quảng cáo nội dung như thế nào?

Lịch xuất bản nội dung nên bao gồm cả ngày và giờ sẽ đăng trên blog, Instagram, Facebook, Twitter và các kênh khác. Doanh nghiệp cũng cần soạn nội dung trước và có lịch đăng cụ thể thay vì nhập nội dung và đăng ngay tức thì trên mạng xã hội.

Social Media Marketing

Một phương pháp thú vị đó là xây dựng ma trận nội dung để xác định kênh truyền thông phù hợp, chẳng hạn:

  • 50% nội dung tăng traffic cho blog.
  • 25% nội dung được tổng hợp từ các nguồn khác.
  • 20% nội dung hỗ trợ cho các mục tiêu kinh doanh (bán hàng, lead generation…).
  • 5% nội dung về các hoạt động nhân sự và văn hóa.

Nếu không chắc chắn về cách phân bổ các nguồn lực này thì lựa chọn an toàn là tuân theo quy tắc 1/3 cho mạng xã hội (Social Media Rule of Thirds) dưới đây:

  • ⅓ nội dung trên mạng xã hội sẽ quảng bá cho hoạt động kinh doanh, chuyển đổi người đọc (convert reader) và tạo ra lợi nhuận.
  • ⅓ nội dung trên mạng xã hội nên chia sẻ ý tưởng và các câu chuyện từ những nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành hoặc các lĩnh vực liên quan.
  • ⅓ nội dung trên mạng xã hội nên là những tương tác cá nhân với người đọc.

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch Social Media Marketing

Để tìm ra những điều chỉnh cần thiết cho chiến thuật Social Media Marketing, doanh nghiệp cần liên tục thực hiện các bài test. Xây dựng các khả năng test (testing capabilities) vào trong từng hành động được thực hiện trên mạng xã hội, chẳng hạn:

  • Theo dõi số lượng click vào link nhận được trên mỗi nền tảng bằng cách rút gọn URL và mã UTM.
  • Sử dụng các phân tích trên mạng xã hội của Hootsuite để theo dõi mức độ thành công và lượng tiếp cận của các chiến dịch truyền thông.
  • Theo dõi số lượng page visit (số lượt truy cập) tăng lên nhờ mạng xã hội bằng Google Analytics.

Ghi chép, phân tích thành công và các thất bại, sau đó điều chỉnh kế hoạch truyền thông tương ứng.

Các bản khảo sát (Survey) cũng là một cách tuyệt vời để đo lường thành công trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline). Chẳng hạn, hãy gửi những khảo sát này tới các follower (người theo dõi) trên mạng xã hội, danh sách liên lạc trong email và những người ghé thăm web thường xuyên về những gì doanh nghiệp đang làm trên mạng xã hội. Cách tiếp cận này thường rất hiệu quả.

Cuối cùng, điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp cần phải hiểu kế hoạch Social Media Marketing liên tục thay đổi. Các kênh mới nổi lên, những mục tiêu cũ đạt được thì sẽ có các mục tiêu mới cao hơn và đồng thời, cũng sẽ đi kèm với nhiều thử thách mới, đặc biệt là khi hoạt động kinh doanh mở rộng.

All in one