COPYCAT STARTUP – TẠI SAO KHÔNG?

Khởi nghiệp bằng cách nội địa hóa các mô hình kinh doanh thành công, chiếm lấy thị phần sân nhà và bắt đầu cải tiến liên tục là một hướng đi khôn ngoan và hấp dẫn cho các startup Việt trong năm 2017 này!


VÌ SAO NÊN ĐI COPYCAT

?
VÌ Ý TƯỞNG CŨNG CHỈ LÀ Ý TƯỞNG – THỰC THI MỚI LÀ YẾU TỐ SỐNG CÒN: Trên thực tế, Việt Nam có một thị trường nội địa rộng lớn 100 triệu dân với rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Trong khi đó, thị trường startup ở các nước phát triển có sẵn những mô hình kinh doanh đã thành công và được kiểm chứng, như Amazon, Groupon, Uber…
Ý tưởng chắc chắn là khởi đầu cho hành trình khởi nghiệp, nhưng thực thi mới là yếu tố sống còn. Các copycat startup sẽ không mất quá nhiều thời gian dò dẫm làm phép thử đúng – sai mô hình của mình mà sẽ thừa hưởng kinh nghiệm của các startup thành danh, điều chỉnh để phù hợp với thị trường nội địa mà mình đã am hiểu và ra mắt sản phẩm sớm nhất có thể.
MÔ HÌNH KINH DOANH (BUSINESS MODEL) KHÔNG THUỘC SỞ HỮU CỦA RIÊNG AI VÀ BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG BẤT KỲ MÔ HÌNH KINH DOANH NÀO MỘT CÁCH HỢP PHÁP.

?VÌ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CŨNG THÍCH COPYCAT:
Các nhà đầu tư muốn an toàn cho nguồn vốn của họ nên một mô hình đã được kiểm chứng sẽ khiến họ an tâm hơn trong quyết định đầu tư. Nguyễn Hoàng Trung, CEO của Lozi, cho biết, anh đã từng gặp rất nhiều các nhà đầu tư và nhận được câu hỏi: “Thế cuối cùng thì mô hình của anh có giống với mô hình nào trên thế giới không?”.
Anh chia sẻ, “Các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm đồng tiền của mình vào những ý tưởng mới tinh từ các startup Việt Nam. Họ muốn một mô hình an toàn hơn, đã được kiểm định trên thế giới”.
Ông Phạm Hợp Phố – Phó Tổng giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam (IDG) cũng cho biết quỹ này đã đầu tư vào một số công ty có những ý tưởng được copy từ nước ngoài, miễn là dự án phù hợp với thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, có những dự án mà đơn vị nghĩ ra ý tưởng ban đầu làm không hiệu quả bằng người làm sau nên IDG vẫn chọn đơn vị “copy” để đầu tư.
Theo ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Seedcom (công ty đầu tư cho Haravan), việc một startup tại Việt Nam đi học tập mô hình của nước ngoài không có gì là lạ. Nếu một startup tại Việt Nam nhìn ra nhu cầu của thị trường và áp dụng đúng mô hình thôi, thì đã có cơ hội thành công lớn. Học hỏi những mô hình trên thế giới là con đường nhanh nhất và tiết kiệm nhất.

? 3 DẠNG COPYCAT STARTUP VÀ RẤT NHIỀU STARTUP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM ĐANG THÀNH CÔNG VỚI MÔ HÌNH COPYCAT

? SAO CHÉP NGUYÊN BẢN: Foody và Yelp của Mỹ, với bố cục, thị trường mục tiêu và ngay cả màu sắc chủ đạo gần như hệt nhau, Haravan với ShopifyZalo và WeChat, hay haivl.com và 9GAG.
? SAO CHÉP CÓ CHỈNH SỬA:  Grab với Uber, với sự khác biệt trong cách thức thanh toán, chọn lái xe, cũng như chính sách, nhưng cùng phục vụ thị trường vận chuyển theo kiểu chia sẻ với sự hỗ trợ của ứng dụng mobile, copycat loại này còn có Wiindi.com chỉnh sửa từ mô hình của Pinterestnhưng tập trung vào thời trang.
? SAO CHÉP CÁCH THỨC: đây là những công ty có thể mô tả nhanh như là “Uber của y tế”, “Airbnb dành cho người già”, các ví dụ như AhaMovecủa Giaohangnhanh là “Uber trong vận tải”, Lozi là “Pinterest của ẩm thực” hay PIF là “Tinder dành cho doanh nhân khởi nghiệp”.
Theo một nghiên cứu của Topica Founder Institute 100% TRONG SỐ 28 STARTUP THÀNH CÔNG NHẤT VIỆT NAM ĐỀU LÀ COPYCAT – tất cả đều học hỏi và bản địa hoá từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài.

⚒LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM COPYCAT THÀNH CÔNG?

? QUAN SÁT: Hãy bắt đầu với những quan sát thường nhật nhất của bạn. Bạn bức bối với những dịch vụ, sản phẩm nào, bạn muốn sửa nó chỗ nào, rồi nghĩ về những startup thành công trên thế giới mà bạn biết, họ có cách làm nào tương tự với điều bạn vừa nghĩ ko. Nếu thị trường đó chưa được khai phá hoặc bạn tin rằng vẫn còn dư địa, hãy mạnh dạn tiến vào.
? TẬN DỤNG YẾU TỐ OFFLINE: tìm những thứ mang hơi hướng offline, ví dụ như thương mại điện tử thì luôn luôn phải có logistic, phải ký kết với các cửa hàng, shop… Yếu tố offline là rào cản cho các startup nước ngoài, nhưng sẽ là lợi thế cho startup trong nước để có thể đi trước ký kết với các cửa hàng, như mô hình groupon của Muachung, Hotdeal; hay đào tạo, phân phối thức ăn của Foody.

Ngay cả UP Co-working Space cũng học hỏi mô hình không gian làm việc chung từ thung lũng Silicon – nơi sản sinh ra những startup công nghệ hàng đầu thế giới. Trải nghiệm phong cách làm việc ‘Silicon Valley’ ngay giữa lòng Hà Nội – đăng ký trải nghiệm miễn phí tại http://bit.ly/2i4El6F!

Tham khảo: CafeBiz

All in one