Sự trì hoãn và cách khắc phục

Bạn có nhìn thấy chính mình trong câu chuyện dưới đây?

Đầu tuần, An được nhóm trưởng giao làm một bản báo cáo tài chính. An nghĩ bản báo cáo trong tháng thì chắc cũng không thay đổi nhiều và cũng không nhiều số liệu, nên An sắp xếp viết báo cáo trong ngày thứ năm bởi vì thứ ba và thứ tư An có buổi gặp mặt khách hàng để giới thiệu sản phẩm mới. Ngày thứ năm, bộ phận của An lại có một buổi tiệc nhẹ cho nhân viên sau giờ làm, khi An về đến nhà thì đã muộn.
Ngày thứ 6, An có công việc gia đình nên bản báo cáo phải gác lại. Ngày thứ 7, An được khách hàng hẹn gặp để kí hợp đồng về sản phẩm mới của công ti An mà An đã giới thiệu trước đó. Ngày chủ nhật, An hứa dẫn con đi công viên vào buổi sáng, chiều lại phải đưa đón con đi học thêm Tiếng Anh. Tối về, sau khi ăn cơm xong An mới nhớ ra bản báo cáo tài chính. Anh bắt đầu tìm lại các số liệu trong tháng, nhưng không phải tất cả các số liệu đều có thể tìm thấy ở những dữ liệu mà An có, nên An phải vất vả liên hệ các nhân viên ở các phòng ban khác, nhưng vì đang ở nhà nên đa số họ đều không thể giúp An.
Sau khi cố gắng làm nhiều cách nhưng không thể tập hợp đủ dữ liệu để phân tích, An hối hận đã không làm sớm hơn và anh quyết định sáng mai sẽ đến công ti để xin nhóm trưởng gia hạn thời gian nộp.

Bạn có thấy câu chuyện này quen không?

Những nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại có một từ để chỉ trạng thái do dự, không biết chắc chắn có nên làm hành động đó hay không là “Akrasia” hay gọi là trì hoãn. Akrasia là một trong những nguyên nhân cực kỳ phổ biến ngăn cản các bạn trẻ đạt được mục tiêu.

Để giải quyết vấn đề trì hoãn, quan trọng nhất là bạn phải ý thức biết được rằng mình đang trì hoãn, quyết tâm vượt qua nó và có kế hoạch cụ thể.

Vậy đặc điểm chung của những người hay trì hoãn là gì?

• Thiếu động lực. Nếu bạn không làm việc hướng đến một mục tiêu, bạn sẽ tự viện cớ cho bản thân để thoát khỏi công việc. Bạn có thể hoàn thành nó vào tối nay mà? Nếu không có những deadline phải hoàn thành bạn sẽ có tâm lý trì hoãn.

• Thiếu những mục tiêu rõ ràng, coi nhẹ mức độ khó khăn của công việc. Họ không hình dung ra được các công việc đang ứ đọng như thế nào và cách giải quyết chúng. Những người này thường không biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ như to do list, note nhắc nhở, lên lịch cho công việc.
• Do bạn không thích công việc đó và con người thường tránh né những gì mình không thích và nghĩ là khó.
• Mọi người thường có hành vi ưu tiên cho những điều đem lại cảm giác thỏa mãn ngay thời điểm đó hơn là giá trị lâu dài. Nếu hôm nay mẹ bạn nấu một món ăn ngon, bạn dễ dàng chọn ăn rồi sẽ dời kế hoạch ăn kiêng lại sau, dù sao thì chỉ có 1 buổi thôi mà.
• Thiếu sự quyết đoán. Bạn không thể quyết định được điều gì cần làm thì đơn giản bạn sẽ dời lại để suy nghĩ sau.
• Lo sợ và cầu toàn trong cách làm việc. Bạn nghĩ rằng mình sẽ làm không làm được tốt ở hiện tại do nhiều lý do xung quanh nên không thể làm hoàn hảo được.

CHIẾN LƯỢC CHỐNG LẠI SỰ TRÌ HOÃN.

• Hãy lập kế hoạch ngày. Khi có một kế hoạch, điều quan trọng là làm theo nó và chắc chắn rằng không có gì sẽ trượt ra khỏi lịch trình của bạn.
• Sử dụng to do list để note lại những gì mình cần làm trong ngày. Và nhớ là LUÔN MANG NÓ BÊN MÌNH để không bỏ sót hay “lỡ quên”.
• Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc để thuyết phục bản thân rằng có những việc cấp bách, quan trọng cần giải quyết trước.
• Chia nhỏ những công việc/dự án lớn, tạo thành một lịch/thời gian biểu giải quyết từng cái một để giảm áp lực.
• Đặt giới hạn về thời gian để không có thời gian cho mình chần chừ.
• Nếu bạn không yêu thích công việc đó hay nghĩ đến những phần khó khăn mà e ngại, hãy thử vượt qua chỗ khó đó để thấy nó không hề như bạn tưởng, bạn sẽ được hưởng cảm giác như vừa đạt được một thành tựu khi vượt qua giới hạn của bản thân. Đừng ngại ngần hỏi những chỗ bạn chưa rõ ràng trong công việc.
• Tự thưởng cho mình sau mỗi lần hoàn thành một nhiệm vụ. Và nhớ là phần thưởng không quá to và mất nhiều thời gian nhé. Ví dụ như bạn chỉ được uống trà sữa yêu thích khi hoàn thành xong việc, và lúc được uống trà sữa như một phần thưởng chắc chắn là nó ngon hơn nhiều đó.

Điều khó khăn nhất là để có được chiến thắng chính mình, đặc biệt là nếu bạn có đầy đủ những thói quen có hại. Nhưng, may mắn, luôn có một lối thoát. Bây giờ bạn có một tập hợp các lời khuyên hiệu quả về cách chống lại sự trì hoãn. Bạn được tự do để thực hiện một thử nghiệm và tìm ra rằng nó thực sự hiệu quả không nhé.

Cuộc sống không đứng yên, nó luôn thay đổi theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi. Vì vậy mỗi ngày, chúng ta phải tự hỏi: “Mình đang hướng đến đâu? Mình có khỏe hơn, hạnh phúc và thịnh vượng hơn năm ngoái không? Mình có đang tốt hơn ngày hôm qua không?” Nếu câu trả lời là “không”, ta cần phải thay đổi việc mình đang làm 1 cách bền bỉ hơn nữa…

Bài viết được truyền cảm hứng từ bài nói của Tim Urban trên TED, bài viết hiệu ứng akrasia,… và góc nhìn của người viết

Nguồn: Thắng Huỳnh

All in one