3 bước chuẩn bị cho 1 buổi bán hàng thành công

Để có 1 buổi gặp gỡ khách hàng và bán hàng thành công với vị trí là nhà quản lý bạn cần phải chuẩn bị hay đào tạo cho nhân viên mình 3 bước nhỏ sau đây:
1. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu.
Điều sai lầm nhất với 1 người bán hàng là truyền đi thông điệp dạng: Tất cả mọi-người đều là khách hàng mục tiêu của tôi. Tất cả đồng nghĩa với chẳng ai cả. Vậy chúng ta phải làm thế nào? Với vai trò là một nhà quản lý (CEO) bạn phải vẽ ra chân dung chính xác của tập khách hàng mà bạn đang hướng tới với một vài thông số như sau:
+ Độ tuổi + Giới tính + Nghề nghiệp + Sở thích + Nơi sống + Mức thu nhập + Khó khăn gặp phải / Mong muốn
Chỉ cần các thông tin mô tả như trên bạn hoàn toàn có thể giúp nhân viên bán hàng của bạn nhận diện ra Khách hàng tiềm năng của mình.
Tôi có thể mô tả một cách ngắn gọn về khách hàng của chúng tôi như sau:
– Là Chủ doanh nghiệp / Giám đốc Kinh Doanh / Giám đốc Marketing
– Độ tuổi từ: 25-45 tuổi
– Đang có trụ sở tại: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang …
– Có từ 10 nhân viên trở lên
– Có nhu cầu Quản lý và Chăm sóc từ 100 Khách hàng trở lên.
Và như vậy, cứ mỗi khi cần triển khai chiến dịch marketing hay nhân viên sales gặp khách hàng, chúng tôi đối chiếu với những thông tin đã ghi nhận trên hệ thống để đánh giá xem đó có phải là khách hàng tiềm năng của chúng tôi hay không để từ đó quyết định có tiếp cận hay chốt sales không? Hay cần khai thác thêm những thông tin gì để có thể biết rõ hơn về khách hàng đang tiếp cận.
2. Bảng câu hỏi bán hàng
Một trong những nhu cầu chính của con người đó chính là việc được nói, được chia sẻ. Bạn cần phải chuẩn bị cho nhân viên của mình hoặc yêu cầu họ chuẩn bị một bản câu hỏi dành cho khách hàng. Những câu hỏi này sẽ bám sát vào lợi ích hay giá trị mà sản phẩm / dịch vụ của bạn đem lại cho khách hàng. Bạn hãy đặt câu hỏi để khách hàng có cơ hội chia sẻ khó khăn của mình rồi từ đó bạn sẽ hiểu rõ khách hàng hơn, hiểu họ cần gì và sản phẩm / dịch vụ của mình có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không?
Một bản câu hỏi theo mình nên giới hạn ở tầm 10-20 câu hỏi là nhiều. Nhân viên kinh doanh của bạn sẽ tuỳ cơ ứng biến để đặt câu hỏi cho khách hàng. Nên nhớ luôn để cho khách hàng có cơ hội nói về họ và nhân viên sales phải học được cách “lắng nghe” để tìm ra dấu hiệu chốt sales tốt nhất.
3. Bộ Xử lý từ chối
Sau khi nhận diện được khách hàng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ thì bạn sẽ có cơ hội đồng cảm với khách hàng, trình bày sản phẩm của mình, giải pháp mà bạn đem lại cho khách hàng. Phần gần cuối của việc chốt sales bao giờ cũng liên quan đến việc xử-lý-từ-chối. Bạn đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi mà khách hàng sẽ dành-cho-bạn, từ-chối bạn chưa? Đây là khó khăn cuối cùng mà bạn phải trả qua. Trong nghề tư vấn bảo hiểm, thậm chí họ đã thống kê được đến 60 câu hỏi từ chối khác nhau dành cho nghề này, từ việc tôi không có tiền, đến việc tôi đã mua bảo hiểm của hãng khác, hay chi phí cao quá tôi chưa đủ tiền …v.v
Về cơ bản, bạn là người hiểu sản phẩm nhất vì thế tất cả các câu hỏi bạn cần phải có câu trả lời và đào tạo nhân viên của bạn có thể ứng xử trôi chảy như bạn.
Trên đây là 3 bí quyết nhỏ đúc kết từ kinh nghiệm tiếp cận khách hàng, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đào tạo nhân viên, xây dựng quy trình bán hàng và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả. #share_không_cần_hỏi
Trần Tuấn – Marketing Director – GetFly CRM
All in one