Lời khuyên cho người mới tập Yoga

người mới tập Yoga nên tuân thủ những lời khuyên trong bài viết này

Tôi Yêu Yoga – Trong bài viết này, Tuấn chia sẻ với các bạn một vài lời khuyên dành cho người mới tập Yoga. Nếu bạn mới tập yoga thì đây là cẩm nang ngắn bạn cần tuân thủ để có một phương pháp tập đúng đắn giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.

Thời gian nào tập yoga tốt nhất?

– Sáng sớm: Tiếng Phạn cho thời gian này là “thời gian thần thánh của yoga”. Lúc này, tinh thần bạn sảng khoái, tập yoga vào buổi sáng sẽ đánh thức các giác quan, thể chất, tình thần, năng lượng và đặc biệt làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.

– Tối muộn: Thời gian này dạ dày rỗng nên tập yoga rất có lợi cho việc hô hấp bằng cơ hoành cũng như tốt cho việc phòng và chữa bệnh. Thêm vào đó, tập yoga giúp điều hòa tâm trí, xua tan mệt mỏi để bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Tập yoga cho người mới nên cố gắng giữ thói quen tập yoga vào cùng một thời điểm mỗi ngày và tập thường xuyên, đều đặn. Khi đã tập luyện một thời gian dài, bạn hãy khám phá cơ thể ở mọi thời điểm và tìm thời điểm tốt nhất cho mình.

Tập thở đúng cách

Khi tập yoga, hít – thở là điều quan trọng nhất và đây là điều người mới tập yoga nên học trước tiên khi đến với bộ môn này. Sai lầm nhiều người hay mắc phải lúc tập luyện đó là hít thở nhanh và nông làm tăng lượng carbonic, khiến máu dồn vào lá lách gây đau bụng, chuột rút, tập không hiệu quả. Đặc biệt, nếu không luyện thở chính xác có thể ảnh hướng tới hệ thần kinh, dẫn đến trầm cảm, “tẩu hỏa nhập ma” và khó hồi phục lại được.

Bạn cần biết tập thở chính xác để tập yoga đúng cách và hiệu quả

Thở đúng cách: Bạn hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng, hít sâu và thở dài để tặng lượng oxi và giảm lượng khí carbonic bơm vào máu, múi cơ. Khi hít vào thì phải căng bụng lên và thở ra thì phải hóp bụng lại. Nhờ thế, bạn có nhiều năng lượng để tập luyện hăng say hơn và đem lại hiệu quả cao nhất.

người mới tập Yoga nên tuân thủ những lời khuyên trong bài viết này
người mới tập Yoga nên tuân thủ những lời khuyên trong bài viết này

Không cố gắng phô trương bản thân

Nhiều người khi mới tập yoga rất phấn khích, muốn đạt được hiệu quả thật nhanh nên gấp gáp tập luyện hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi. Hậu quả là họ bị mất ngủ, tâm trạng hay bồn chồn, cáu gắt. Người tập yoga cần hiểu rằng: Trong khi tập yoga, không được vội vàng, hối hả mà cần sự chậm rãi, thận trọng trong từng động tác.

Người mới tập yoga cần sự chậm rãi, chính xác và an toàn

Thêm vào đó, tập yoga cần đặt sự an toàn lên hàng đầu. Tập yoga là để rèn luyện sức khỏe, tinh thần chứ không phải để ganh đua với bạn cùng lớp hay thể hiện bản lĩnh để thầy khen, bạn bè thán phục bằng cách cố gắng tập những động tác khó, các tư thế đặc biệt. Người tập nên hiểu rõ cơ thể mình, thực hiện các động tác trong giới hạn khả năng của mình, ý thức được những gì mình đang làm, giữ cho tâm thần luôn an lạc – đó mới là yoga đích thực.

Kiên trì, nhẫn nại

“Dục tốc bất đạt” – đây là nguyên tắc tập yoga cho người mới tập cần nắm vững. Không phải bạn cứ tập thật nhiều, tập nhiều gấp đôi người khác thì sẽ đạt hiệu quả nhanh. Bộ môn này cũng không hề có hiệu quả với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga phải tính bằng năm hoặc nhiều hơn nữa chứ không phải bạn tập theo trào lưu, tập cho vui hay tập theo ý thích nhất thời. Khi tập yoga cần biết cách chế ngự tính chán nản, cần sự chậm rãi, cẩn thận trong từng động tác và kiên trì, nhẫn nại theo đuổi đến cùng.

Một vài lưu ý khác

Hướng dẫn tập yoga cho người mới tập rất hữu ích đó là cần có sự hướng dẫn cặn kẽ của giáo viên khi tập luyện, để mang lại hiệu quả và tránh các sự cố đáng tiếc. Mỗi người cần được hướng dẫn để có chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình

Người mới tập yoga phải có người hướng dẫn

Nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp thì nên để đầu cao hơn trị trí tim khi tập; giữ tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Nếu bị huyết áp thấp nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

Đặc biệt, một số tư thế người có bệnh tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, thoái hóa đốt sống không nên cố tập như: Trồng cây chuối, rắn hổ mang, cây nến… Nếu tập phải có sự chỉ dẫn cặn kẽ của người hướng dẫn, tập dần dần mà không nên cố gập sẽ gặp nguy hiểm về tính mạng.

All in one