Tại sao nên áp dụng Agile cho Marketing

Ngày nay, hơn 80% công ty, tổ chức làm về phần mềm áp dụng mô hình agile. Phần trăm sử dụng Agile cao hơn đối với các công ty startup. Vậy có bao nhiêu phần trăm các công ty sử dụng phương thức Agile cho marketing. Thực tế thì ko có dữ liệu thống kê, nhưng con số này có vẻ là rất nhỏ

Nếu bạn áp dụng agile để thực hiện và bàn giao các tính năng mới của phần mềm vài tuần 1 lần (hoặc có lẽ vài ngày hoặc vài giờ nếu là Amazon hay SalesForce.com) thì liệu bạn có muốn các hoạt động marketing sẽ có chu kì dài tầm sáu tháng?

Vì vậy để tương ứng thì hoạt động marketing cũng nên thực hiện trong các chu kì ngắn hơn. Nhưng nó không nhất thiết phải theo các phương pháp của agile development (sprints, scrum user stories, burndown charts, etc.) có thể được áp dụng thành công cho marketing.

Scrum

Họp daily meeting 15 phút nhằm khuyến khích giao tiếp, áp đặt kỷ luật, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi bị mất kiểm soát và nâng cao tinh thần giữa các nhóm tự quản lý. Scrum Master trong team không phải leader nhưng chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ và loại bỏ những trở ngại mà đội dự án có thể gặp phải, tác động tích cực lớn đến năng suất của đội ngũ tiếp thị. Mỗi đội marketing có thể tự tìm và bổ nhiệm scrum master và thực hiện theo mô hình agile.

Sprints

Sprint đơn giản là một cách để phá vỡ một dự án lớn thành những phần nhỏ hơn để team có thể cung cấp kết quả ngay lập tức và nhận được phản hồi sớm. Nếu một chương trình marketing không thực hiện tốt như dự định thì chúng ta sẽ muốn biết sau 3-4 tuần, chứ không phải sau sáu tháng.

Việc chia tách các sprint cũng rất có giá trị đối với marketing bởi vì chúng buộc đội marketing với quản lý và bán hàng phải liên kết với nhau bởi họ cần cùng tham gia vào tất cả các buổi sprint planning meeting. Sprint planning cũng cần phân bổ yêu cầu và mong đợi phù hợp với các nguồn lực.

Sprint review không chỉ như một mốc kiểm tra để xem xét lại các cam kết đưa ra tại các buổi sprint planning meeting, nội dung sau buổi review cũng cần được truyền đạt cho quản lý, bán hàng và phần còn lại của đội marketing.

User stories

Marketing có thể tạo user stories theo hai cách khác nhau: để cung cấp tài liệu cần thiết cho các chức năng mới và để ghi lại vai trò, các giai đoạn của quá trình mua hàng. Marketing tốt không phải là bán mà là giúp người dùng mua. Bằng cách viết user stories để có thể mô tả những người dùng khác nhau trong quá trình mua hàng, và các hoạt động đó phải viết ra cho trường hợp bán hàng thành công. Các bộ phận marketing cũng cần cung cấp những tài liệu đặc tả cho viêc tiếp thị của họ.

Burndown Charts

Biểu đồ burndown có thể được sử dụng để theo dõi việc thực hiện của các bộ phận marketing

All in one