Trói chân hay trói tim, bạn chọn cách nào?

Trong một số quảng cáo hay sự kiện được tổ chức gần đây, doanh nghiệp có dùng cụm từ “trói chân” hay “trói chặt” hay “giữ chân” khách hàng hoặc nhân viên. Đây là một động từ mạnh thể hiện sự cố gắng của ai đó trong việc níu giữ một điều gì đó.

Thuật ngữ này có thể tạm giải thích theo nghĩa đen là bài toán “tối ưu hóa lợi nhuận” có nghĩa là khi khách hàng, nhân sự đã đến với mình rồi thì làm sao mình có thể đem lại ngày càng nhiều hơn giá trị cho họ để họ trung thành với thương hiệu của mình hơn. Họ đến với mình 5-10 lần để nhận giá trị, dù không mua gì cũng hơn là không trở lại lần thứ 2.

Tuy vậy đặt giả thiết là vì một lý do nào đó mà họ không còn thích mình nữa. Họ muốn từ bỏ mình thì làm sao mình cưỡng ép “trói” họ được. Bài toán này giải quyết sau ta? Theo kinh nghiệm của tôi có thể có 3 cách:

1.Hãy cử một người phù hợp trong tổ chức để nói chuyện với họ. Người đó có thể không phải là bạn (CEO), mà là một người gần họ nhất, hiểu họ nhất và dễ dàng nói chuyện với họ nhất. Trò chuyện để biết được lý do tại sao họ ra đi.

2.Hãy tạo điều kiện cho họ ra đi. Giả sử khi họ ra đi và muốn lập một công việc kinh doanh tương tự như của bạn, bạn vẫn có thể hỗ trợ họ bằng vốn, bằng nguồn hàng…. để họ trở thành một đại lý cấp dưới của bạn. Tại sao không?

3.Hãy cần biết cách “trói tim” thay vì “trói chân” họ. Với khách hàng hay với nhân viên để tạo ra một “lovemark” hay còn gọi là thương hiệu được yêu mến là điều ai cũng mong muốn, bạn cần phải có lộ trình và cách đi để tạo ra điều đó. Thế nên trói chân chỉ có tác dụng ngắn hạn và với một số nhân viên vòng ngoài. Còn đối với nhân sự chủ chốt thì cần phải “trói tim” để họ yêu hơn, gắn bó hơn, nhiệt thành hơn, tận tâm hơn. Điều đó không chỉ cần cá nhân lãnh đạo mà cần cả tập thể, cần cả một mô hình kinh doanh bền vững và tăng trưởng được. Nhân viên của bạn hay khách hàng đều phát triển đi lên theo tháp Maslow, chính vì thế bạn cần phải có “lộ trình công danh” hay “lộ trình” để biến đổi khách hàng hay nhân viên trở thành fans, người mến mộ doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Khi yêu họ có thể “yêu” mà không cần lý do 😀

Trói là một nghệ thuật. Và người trói cũng là một nghệ sĩ….

Bài viết có tham khảo ý tưởng của @Tu Nguyen – CEO Vitamin Art Academy

Trần Anh Tuấn – Marketing Director – GetFlyCRM

All in one