Những việc cần làm vào tháng 6

Một số bạn PM hỏi tôi những việc cần làm trong những ngày giữa năm. Tôi xin trả lời ở đây để chúng ta cùng chia sẻ nhé.
Ngay những ngày đầu năm, chúng ta đã phải xem xét ngay một số việc sau:
1. Đánh giá nhân sự sau một năm làm việc:
Việc đánh giá này được thực hiện từ dưới lên trên, bao gồm cả mức độ hoàn thành công việc (làm sơ sở để tính lương, và điều chỉnh KPI, đồng thời làm cơ sở để tính thưởng cuối năm).
– Đánh giá mức độ tận tụy với công việc và tinh thần gắn bó với công ty, từ đó có được chính sách giữ nhân lực, và đề bạt những người có tinh thần gắn bó, cũng như có mức lương phù hợp
– Đánh giá KPI để điều chỉnh cho phù hợp
– Đánh giá kế hoạch nhân lực cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2018
Nếu kế hoạch kinh doanh của năm 2018 có việc mở rộng về quy mô, thì cũng cần phải xem lại mô hình tổ chức cho phù hợp.
2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm 2017
Sau ngày 31/12 chúng ta đã có số liệu thực hiện sơ bộ của năm, vậy bạn hãy so sánh với kế hoạch kinh doanh của năm 2017 để đánh giá việc thực hiện kế hoạch của năm 2017, từ đó điều chỉnh, bổ sung kế hoạch của năm 2018 cho phù hợp (thường kế hoạch năm được hoàn thành từ tháng 11 hàng năm)
Việc đánh giá này, mới chỉ ở số lớn, đồng thời, chưa loại trừ những ảnh hưởng khách quan, vì thế số liệu chưa được chính xác tuyệt đối, nhưng đã có số liệu sơ bộ để tính toán cho kế hoạch năm mới và thực hiện chính sách lương thưởng cho năm cũ, nhằm khuyến khích người lao động có được động lực cống hiến và thực hiện kế hoạch kinh doanh
3. Khóa sổ kế toán và thực hiện những việc cần thiết
Kế toán cần khóa sổ vào ngày 31/12 và tiến hành những công việc cần thiết như sau:
– Kiểm quỹ và đối chiếu với sổ quỹ của kế toán
– Kiểm kê tài sản, hàng hóa và đối chiếu với số liệu trên sổ sách
– Đối chiếu và xác nhận công nợ với từng khách hàng.
– Thực hiện những bút toán nội sinh
Nếu việc kiểm kê, đối chiếu mà phát hiện những sai lệch, thì cần tìm hiểm rõ những sai lệch đó xuất phát từ đâu, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết triệt để: Nếu lỗi do chủ quan, thì quy trách nhiệm cho từng cá nhân, tập thể. Nếu lỗi do khách quan, thì cần có ý kiến của tập thể lãnh đạo, chủ sở hữu để giải quyết triệt để những chênh lệch, không để dồn những sai sót này lâu.
Lưu ý, những khoản chênh lệch thường được xử lý theo hướng: Thừa thì được nhập quỹ, nhập kho. Thiếu thì cá nhân chịu trách nhiệm phải đền.
4. Họp trong Ban lãnh đạo và chủ sở hữu để giải quyết những vấn đề trong năm như:
– Giải quyết những tồn tại trong năm để kế toán có được chỉ đạo thực hiện những tồn tại về số liệu trong năm.
– Phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp, đảm bảo:
+ Cân đối giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận phân chia cho các chủ sở hữu
+ Cân đối giữa lợi nhuận phân chia cho chủ sở hữu và thưởng cho người lao động
5. Thực hiện kế hoạch của năm 2018
Bạn phải thực hiện ngay kế hoạch năm 2018, bởi vì một năm có 12 tháng, và mỗi tháng đều phải thực hiện kế hoạch của nó.
Nếu doanh nghiệp bạn lại kinh doanh có tính chất mùa vụ, hay có liên quan tới lễ tết, thì bạn đã phải chuẩn bị cho việc hàng tết, hay công việc có tính chất mùa vụ của mình.
Bạn cần họp đầu năm cùng anh em, úy lạo tinh thần cho họ, và chuẩn bị cho công việc của một năm mới.
Bạn phải đảm bảo rằng, các yếu tố chủ quan để thực hiện kế hoạch năm đã được chuẩn bị sẵn sàng như: nhân lực, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm, thị trường… để doanh nghiệp bạn chỉ có hành động, hành động…
Các bạn cùng chia sẻ để thêm hoàn thiện nhé

Nguồn: chị Bùi Thị Lệ Phương

All in one