Lý do mà mọi người cần phải đàm phán vì việc này giúp mọi người cùng cảm thấy chiến thắng, đạt được mục đích lớn hơn , để có niềm tin tích cực và dẹp bỏ được cái tôi bên trong
Nguyên tắc trong đàm phán
– Đàm phán là thói quen, không phải số tiền
– Duy trì năng lượng cao
– Win – Win
– Thực hành với niềm đam mê
Dưới đây là nhũng BÍ MẬT trong đàm phán
Bí mật số 1 : Hỏi, đề nghị – Hầu hết ngại hỏi vì sợ chê cười.
Chúng ta cần hỏi xem có được không
Ví dụ : “Có cách nào”, “thực sự tôi thích sản phẩm này, nhưng tôi có 1 số vấn đề về $”….
Bí mật số 2 : Tương đồng – Tạo ra sự thiện cảm, luôn nói về ý định WIN-WIN cho cả hai.
Sử dụng ‚chúng ta“ thay cho “tôi”, dẽ dàng kết bạn nhanh hơn
Ví dụ : Không bao giờ vừa gặp nhau đã nói về giá cả, hãy nói về sở thích của đối tác để tạo sự thiện cảm.
Bí mật số 3 : Tạo ra 1 lưỡi câu, tạo ra 1 lý do
+ Chỉ ra những điểm không hoàn hảo. Vd như: Sách cũ, quần áo không còn màu thích, mất nhãn mác, điện thoại trưng bày….
+ Hứa hẹn về số lượng sẽ mua, mua nhiều
+ Vợ tôi/ Luật sư/sếp của tôi chỉ cho mua….
+ Đưa ra phương án tiết kiệm $ cho đối tác
Bí mật số 4 : Không bao giờ ra giá trước, hãy luôn luôn thảo luận để họ đưa ra giá trước
Ví dụ : Hãy nói thật nhẹ nhàng, như xin người ta 1 chút :
Giá thấp nhất anh có thể giúp cho tôi là bao nhiêu ?
Giá đặc biệt thấp nhất anh dành cho tôi là gì?
Bí mật số 5 : Thiết lập mục tiêu trước khi đàm phán :
Ví dụ : Nếu bạn muốn mua 1 ngôi nhà giá 800 ngàn đô, người bán đòi giá 1 triệu $, hãy đặt giá 600 ngàn đô.
Bí mật số 6 : Bảo vệ vị trí của bạn
Ví dụ : Trong hợp đồng thương thảo, có thể có 10-15 điều mong muốn của bạn, đối tác không thể loại bỏ hết được. Hơn nữa, bạn sẽ nhượng bộ các điều khoản nhỏ để bảo vệ các điều khoản lớn.
Bí mật số 7 : HELP ME – Làm ơn giúp tôi
Sự yếu đưới đôi khi là sức mạnh, đừng nên thể hiện mình quá thông minh.
Ví dụ : Hãy tỏ ra đơn giản và ngây thơ 1 chút
Bí mật số 8 : Tạo ra sự cạnh tranh hoặc khan hiếm
Ví dụ : Tôi thích sản phẩm này, nhưng tôi muốn kiểm tra lại 1 chút ở một vài cửa hàng khác…
Theo anh cửa hàng khác có thể giảm giá cho tôi không
Bí mật số 9 : Sử dụng người thứ 3
Ví dụ : Tôi rất thích sản phẩm này, nhưng tôi muốn tham khảo ý kiến vợ tôi ….
Bí mật số 10 : Sử dụng chiến thuật “NGƯỜI TỐT, NGƯỜI XẤU”
Ví dụ : Hai vợ chồng mua hàng, người đồng ý-thân thiện, người không đồng ý-không thiện chí.
Hoặc DÙng người chê, và người muốn ( kẻ đấm – người xoa)
Bí mật số 11 : Yếu tố linh hoạt – Tung hứng
Trong đàm phán hãy xem xét các giá trị và yếu tố liên quan
Ví dụ : Đàm phán không chỉ có vấn đề “GIÁ”, còn vấn đề khác như : tiến độ thanh toán, thời gian, sản phẩm, sự độc quyền ….
Bí mật số 12 : Tạo ra môi trường, không gian thân thiện với đối tác
Ví dụ : Đàm phán khi ngồi thường cùng 1 phía hoặc ngồi bên cạnh, không đối đầu. Đàm phán sau bữa nhậu và tại sân golf.
Bí mật số 13 : Sử dụng sức mạnh của ngôn từ được viết
Ví dụ : Các bảng giá trong siêu thị, không ai mặc cả với siêu thị. Hoặc có dòng chữ dán trên tường :
“Không đi giày vào phòng” tất cả sẽ để giày ở ngoài
Hợp đồng in sẵn ( báo giá)
Bí mật số 14: Lời từ chối ( NO-YES)
– Từ chối của người bán hoặc mua đều có thể xảy ra
– Công thức: Cám ơn – Hỏi
Bí mật số 15 : Hãy sẵn sàng và chuẩn bị để từ bỏ (nhưng đừng bỏ đi)
Ví dụ : Xin cảm ơn anh, đây là số điện thoại của tôi, nếu anh có thể làm thêm được điều gì đó, hãy gọi cho tôi.
Bí mật số 16 : Đừng chia nhỏ, hãy tạo ra cái mới để 2 bên cùng có lợi
Đừng thắng thua, hãy nghĩ để WIN-WIN
Bạn có thể thương thảo mạnh mẽ, nhưng bạn hãy nghĩ 1 chút :
ĐỐI TÁC, KHÁCH HÀNG của bạn có hạnh phúc không, họ có muốn làm bạn với bạn tiếp không? Hãy sử dụng các phương pháp thương thảo này nhưng HÃY CẢM NHẬN ĐỐI TÁC.
Một yêu cầu nữa, bạn không nên đàm phán với những người lao động trực tiếp đi bán sản phẩm ( người nông dân..)