KIỂU BÀI VIẾT LISTICLE
Listicle – được ghép bởi list và article – là kiểu bài được viết dưới dạng một danh sách. Trong Listicle, người viết thường sử dụng các chữ số, kí hiệu gạch đầu dòng, … để liệt kê nội dung.
Việc định dạng bài viết theo lối Listicle có những ưu điểm như giúp người đọc dễ dàng đọc hiểu nội dung bài viết, và tăng sự tập trung vào mạch nội dung.
Gợi ý outline:
1. Tiêu đề
– Bắt đầu với một con số (Top 10, 7 tips, Top 5 sản phẩm tốt nhất, …)
– Mô tả nội dung chính của bài viết một cách chính xác, đáng tin cậy, và thu hút
– Đừng quên Keyword nhé!
2. Giới thiệu:
– Tại sao nên đọc bài viết này?
– Intro cần ngắn gọn, súc tích để người đọc không trở nên mất kiên nhẫn
3. List:
– Sử dụng thẻ H2 cho mỗi đề mục
– Đánh số từng mục nếu cần thiết
– Mô tả, làm rõ từng mục bằng:
+ Hình ảnh/video minh họa
+ Nội dung cụ thể cho từng danh mục, giải thích tại sao danh mục đó lại quan trọng
+ Thêm các liên kết để người đọc tìm hiểu thêm thông tin
4. Kết luận:
– Rút ra thông tin quan trọng nhất từ list nội dung phía trên
– Đừng quên các yếu tố kêu gọi hành động “call to action”, ví dụ: Link để xem chi tiết, Download content, …
KIỂU BÀI VIẾT “HOW-TO”
Bài viết dạng “How-to” được sử dụng để chỉ dẫn người đọc thực hiện một quy trình cụ thể nào đó, chẳng hạn như: Các bước để lập kế hoạch SEO hay Các bước để tạo tài khoản Facebook, …. Trong các bài viết Hướng dẫn, người ta thường đánh dấu các bước bằng các số thứ tự, vậy nên đôi lúc ta dễ nhầm lẫn chúng với kiểu Listicle.
Vậy khi nào chúng ta nên áp dụng dạng bài viết “How-to”? Rất đơn giản, bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi sau:
1. Có phải nội dung bài viết đang mô tả một quy trình gồm nhiều bước không?
2. Các bước đó có cần phải hoàn thành theo thứ tự không?
3. Quy trình này có giúp người đọc thực hiện và hoàn thành được một công việc hay mục đích cụ thể nào không?
Nếu tất cả các câu trả lời là “Có” thì How-to blog chắc chắn là dạng bài viết bạn đang tìm kiếm. Trường hợp ngược lại, có thể bạn cần cân nhắc thêm đến kiểu bài viết Listicle đấy.
Gợi ý outline:
1. Tiêu đề
– Trả lời một cách ngắn gọn: Bài viết đang đi giải quyết vấn đề gì? Giải pháp của bạn là gì?
– Có thể sử dụng các minh chứng để chứng minh giải pháp của bạn thực sự hiệu quả
– Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, súc tích
2. Giới thiệu:
– Tại sao nên đọc bài viết này?
– Intro cần ngắn gọn, súc tích để người đọc không bị mất kiên nhẫn
3. Body:
– Sử dụng thẻ tiêu đề cho mỗi bước trong quy trình:
+ Bạn nên đánh số thứ tự cho từng bước, nhất là khi quy trình của bạn cần thực hiện theo một thứ tự nhất định
+ Nêu rõ việc cần làm
– Trong phần mô tả:
+ Thể hiện rõ kết quả cần đạt được của mỗi bước
+ Hướng dẫn một cách cụ thể
+ Cung cấp thêm một số thông tin quan trọng khác như: các công cụ, kỹ năng, dữ liệu cần có; những khó khăn có thể gặp phải
+ Link để đọc thêm bài viết
4. Kết luận
– Điều tiếp theo người đọc cần làm sau khi hoàn thành các bước là gì?
– Link để đọc thêm bài viết
– Nhớ thêm các yếu tố kêu gọi hành động CTA nhé!
KIỂU BÀI VIẾT SO SÁNH
Như đúng tên gọi, các bài viết dạng này thường sử dụng để so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau, từ đó giúp người đọc phân biệt được và đưa ra quyết định mua sắm phù hợp. Vì vậy, đối tượng mục tiêu của các bài viết này thường là những khách hàng đang ở bước cuối cùng của Chu trình mua sắm, tức đã sẵn sàng mua hàng.
Một bài viết so sánh hiệu quả cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
– Chỉ so sánh các tính năng tương đương, có cùng cơ sở so sánh
– Đưa ra các mình chứng, ví dụ cụ thể, hợp lý
– Không được thiên vị
Gợi ý outline:
1. Tiêu đề:
– Từ khóa phải mô tả chính xác các đối tượng được so sánh trong bài
2. Giới thiệu:
– Bạn đang so sánh cái gì? Tại sao cần phải so sánh hai đối tượng đó? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến những phân tích của bạn?
– Cung cấp một cách ngắn gọn các thông tin cần thiết cho người đọc
3. Thân bài:
3.1. Cách triển khai thứ nhất:
– Sản phẩm A
+ Tính năng 1
+ Tính năng 2
+ Tính năng 3
– Sản phẩm B
+ Tính năng 1
+ Tính năng 2
+ Tính năng 3
3.2. Cách triển khai thứ hai
– Tính năng 1
+ Sản phẩm A
+ Sản phẩm B
– Tính năng 2
+ Sản phẩm A
+ Sản phẩm B
– Tính năng 3
+ Sản phẩm A
+ Sản phẩm B
4. Kết luận
Tóm tắt lại các luận điểm ở trên để giúp người đọc có cái nhìn khái quát nhất và có thể đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai sản phẩm.
KIỂU BÀI VIẾT TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Bài viết tổng hợp ý kiến chuyên gia là dạng bài viết hữu ích giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình thông qua mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của những người có kinh nghiệm trong ngành, các influencer, … Nhờ đó khuyến khích các độc giả chia sẻ bài viết trên mạng xã hội.
Dạng bài Tổng hợp ý kiến chuyên gia là sự kết hợp giữa một cuộc phỏng vấn và một bài viết dạng “Listicle”, giúp người đọc có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn. Ưu điểm lớn nhất của mẫu bài viết này là những người được phỏng vấn có thể chia sẻ lại bài đăng lên mạng xã hội, giúp bài viết tiếp cận được nhiều đối tượng người đọc hơn.
Gợi ý outline
1. Tiêu đề
– Đề cập rõ có bao nhiêu chuyên gia, influencer tham gia phỏng vấn
– Chuyên môn của họ là gì?
– Bài viết thảo luận về chủ đề gì?
2. Giới thiệu
– Giải thích mục đích và vấn đề bài viết muốn nói đến
– Giới thiệu về background, kinh nghiệm trong ngành của các chuyên gia xuất hiện trong bài viết
– Bài viết có thể mang lại lợi ích gì cho người đọc
– Tạo các chỉ mục nếu cần thiết
3. Thân bài:
– Sử dụng thẻ tiêu đề H2 cho mỗi câu hỏi của bài viết
– Sử dụng các yếu tố thiết kế như text box hay các dấu trích dẫn “…” để tạo sự thu hút và tăng sức thuyết phục
– Chỉ rõ nội dung được phát biểu bởi chuyên gia nào bằng cách minh họa thêm hình ảnh, hoặc đề cập tên chuyên gia
– Sử dụng các yếu tố kêu gọi hành động, nhất là nút “Share” để khuyến khích người đọc chia sẻ những trích dẫn tâm đắc lên mạng xã hội
4. Kết luận
– Tổng kết lại những ý kiến, kết quả quan trọng của bài viết
– Có thể chốt lại bằng ý kiến, nhận xét của chuyên gia
KIỂU BÀI VIẾT PILLAR
Mẫu bài viết Pillar hay còn gọi là content trung tâm hoặc trang trung tâm, chúng hoạt động như trung tâm chính của một chủ đề bao quát, và chứa các link để liên kết đến các nội dung chi tiết và cụ thể hơn.
Các bài viết Pillar, nếu được phát triển và xử lý đúng cách sẽ giúp bạn xây dựng thẩm quyền lớn hơn cho trang web của mình. Ngoài ra, kiểu bài viết này sẽ giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm các nội dung liên quan trên trang web của bạn.
Gợi ý outline:
1. Tiêu đề:
– Sử dụng các cụm từ “Hướng dẫn … ” hoặc “Những điều bạn cần biết về…”, để giúp người đọc hình dung được phạm vi rộng lớn của bài viết
– Sử dụng các từ khóa có phạm vi rộng và bao trùm toàn bộ các chủ đề nhỏ có liên quan
2. Giới thiệu:
– Khái quát chủ đề của bài viết
– Tạo các chỉ mục đề giúp người đọc nhanh chóng điều hướng tới các trang chủ đề con theo ý muốn
3. Thân bài:
– Sử dụng thẻ tiêu đề H2 cho mỗi chủ đề con
– Khái quát được mỗi chủ đề con
– Sử dụng các liên kết nội bộ để điều hướng đến các nội dung có liên quan
4. Kết luận
– Đừng quên sử dụng các nút kêu gọi hành động
– Thêm liên kết đến các nội dung có thể download được (nếu cần)
Theo Mango Ads