Bơi sải là kiểu bơi phổ biến nhất hiện nay, bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều có thể học kiểu bơi này. Bơi sải không khó nhưng bơi đúng kỹ thuật để bơi nhanh, tiết kiệm sức thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu Kỹ thuật bơi sải cơ bản cho người mới tập bơi để giúp bạn bơi chuẩn tiết kiệm sức lực mà vẫn hiệu quả. Vừa rồi thấy anh chị em hỏi khá nhiều về việc bơi sải từ cách bơi, cách thở cho đến cả cách ngóc đầu thì thấy rằng có lẽ chúng ta cần ngồi lại với nhau một chút để thảo luận về vấn đề này. Mà đã thảo luận thì cần phải có 1 người đưa ra ý kiến trước, mình mạn phép dùng kinh nghiệm bơi sải lâu nay chia sẻ với các bạn: Đã bơi thì phải đúng kỹ thuật, điều này giúp chúng ta tiết kiệm sức và bơi nhanh.
Các kỹ thuật bơi sải cơ bản bao gồm
Giữ người nổi ngang với mặt nước
Để làm được điều này thì khi bơi chỉ cần nhìn thằng mặt với đáy, mắt vuông góc với đáy, nếu hồ bơi có làn bơi chìm dưới nước thì nhìn làn bơi mà bơi sẽ không bị lệch (hoặc bị lệch rất ít), nhưng các bạn thỉnh thoảng chú ý ngóc đầu nhìn xem có ai phía trước không nhé vì bơi ở hồ không phải lúc nào thế giới cũng là của riêng ta, cẩn thận kẻo va vào nhau thì nguy Nếu các bạn bơi sải mà mắt không vuông góc với đáy thì dễ khiến thân sau bị chìm sâu trong nước, cảm giác như cả khối người phía trước kéo theo một cái đuôi cá nặng nề phía sau, lúc này ắt hẳn các bạn có thể hình dung ra tốc độ bơi của mình thế nào rồi đó !
Quạt tay
Nếu các bạn xem clip của Michael Phelps thì sẽ thấy anh này quạt tay rất chuẩn, các ngón tay chụm lại cứ như 2 mũi tên lao đi, đâm xé gió xuống mặt nước, lúc ấy mà có con cá nào lảng vảng qua đó dễ bị xiên trúng lắm á
Khi quạt tay, bạn cố gắng giữ cho vị trí cùi chỏ cao so với mặt nước khi co tay quạt để tránh mất sức và tránh cho phần thân trước bị chìm sâu dưới nước. Ngoài ra khi bắt đầu đè nước, bạn nên hơi co cổ tay một chút thì sẽ dễ dàng “bắt nước” hơn là để cổ tay thẳng đuột.
Lưu ý: khi kéo tay ra phía sau, bạn phải kéo cho hết, đến khi chạm đùi thì mới đưa lên để phát huy hết lực và cho cơ thể thời gian lướt đi trong nước. Tránh trường hợp kéo tay nữa chừng đã đưa lên khỏi mặt nước. Đây là lỗi rất rất thường gặp trong bơi sải. Đừng quạt tay liên tục như mái chèo xuồng các bạn nhé =_= (mỏi lém đóa hix)
Khi xoay người quạt tay thì thân người cũng nghiêng một bên sang phía quạt, cả cơ thể như một mũi tên lao thẳng, xoáy vào làn nước tựa như không gì cản nổi.
Nếu bạn quạt tay đúng kiểu thì dù đang bơi có bị chuột rút thì cơ thể vẫn bơi được, giúp bạn nhanh chóng vào bờ để nghỉ ngơi. Vì vậy hãy tập quạt tay thật đúng cách nhé .
Thở
Lúc ngoi đầu lên thở, bạn chú ý hít nhiều không khí bằng miện và khi chìm trong nước thì thở mạnh ra bằng mũi, nếu các bạn không thở ra thì lúc ngoi đầu lên lại mất một nhịp để thở ra rồi mới hít vào, khiến cho không khí không hít đủ.
Điều lưu ý là khi thở dưới nước các bạn nên thở bằng mũi thay vì bằng miệng, như thế sẽ không bị sặc nước và khi ngoi lên thở thì phải hít bằng miệng thì mới được nhiều dưỡng khí. Tóm lại cứ nhớ là thở bằng mũi dưới nước, hít bằng miệng khi ngoi đầu là được.
Ngoi đầu
Đa số người thuận tay phải thì ngoi đầu bên phải (như một phản xạ tự nhiên), khi tay trái chìm dưới nước thì nghiêng người sang phải khoảng một góc 45 độ (hoặc lớn hơn) so với mặt nước, chú ý là bạn nghiêng cả người và đầu nhé nó sẽ giúp cơ thể đồng nhất giúp hạn chế lực cản nước, đừng nghiêng mỗi đầu vì như thế sẽ khiến dễ bị trẹo cổ và lại góp phần cản nước.
Đạp chân
Hai chân đạp lên xuống, đè vào nước để làm điểm tựa và tạo phản lực, nhưng theo kinh nghiệm của mình nếu bơi để rèn luyện sức khỏe thì các bạn không nên đạp quá mạnh và quá nhiều, sẽ khiến người mau mệt và dễ bị chuột rút, nên đạp vừa phải đủ để cơ thể bơi đi không quá chậm mà cũng không quá nhanh, chủ yếu là sức bền.
Nếu thể lực của bạn chưa tốt mà đạp chân quá mạnh thì cùng lắm bơi được khoảng 15 phút là mệt rồi, như thế sẽ khiến việc bơi lội không đạt hiệu quả tốt được.
Trang bị
Khi bơi, tối thiểu phải cần có một cặp kính để có thể nhìn trong nước, nhìn rõ mọi thứ xung quanh giúp bạn luôn chủ động được mọi trường hợp xảy ra.
Bình tĩnh
Trong quá trình bơi sẽ có nhiều trường hợp xảy ra chẳng hạn như bị sặc, chuột rút… thì điều quan trọng nhất đó là bình tĩnh. Khi bình tĩnh chúng ta chủ động đối phó trong mọi tình huống. Nếu bị chuột rút hãy nhanh chóng tìm nơi có thể bấu vào gần nhất (dây phao, bờ…) và dùng hai tay bơi đến.
Chẳng may bạn bị sặc nước trong quá trình ngoi đầu lên thở thì cứ bình tĩnh, nếu trong miệng có nước thì uống luôn, đừng ngại gì vì khi ngoi đầu lên bạn chỉ có một cơ hội đó là phun ra hoặc hít thở không khí vào. Hãy dùng cơ hội đó để tăng thêm dưỡng khí cho cơ thể thay vì phun vài giọt nước ra.
Ngoài ra còn một số lưu ý khác các bạn cần xem qua trước khi xuống hồ, thật sự nó rất hữu ích và không thừa với bất kỳ ai:
- Khởi động trước khi xuống hồ, tập làm quen với nước, bơi cự ly ngắn trước khi bơi dài hơn… tất cả đều nằm trong 9 điều cần lưu ý khi đi bơi.
Pingback: Kỹ thuật bơi bướm cơ bản
Pingback: Tại sao bạn không thử học bơi chó?
Pingback: Kỹ thuật bơi ngửa cơ bản cho người mới tập bơi.
Pingback: 6 công dụng tuyệt vời của bơi lội