13 điều mà các nhà tuyển dụng nên tránh

Kinh nghiệm mình nhận thấy Recruiter nên TRÁNH các việc sau:

1. Chưa thực sự hiểu về job mình đang tuyển mà đã tiếp cận mời UV, đoạn này thì hàng loạt thông tin cần được làm rõ: Mô tả công việc, đặc điểm của sản phẩm/team, đối tượng khách hàng phục vụ, chỉ số sức khoẻ của sản phẩm, giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng/users, đặc thù công nghệ, định hướng phát triển, những người làm cùng, cấp quản lý là ai/người như thế nào,…

2. Sáng tạo content vui nhộn để post job thì rất tốt nhưng đừng lố quá có khi thành ra kém sang, phản tác dụng. Làm đúng trước khi làm cho hay.

3. Không xem kỹ profile Ứng viên mà đã liên hệ mời ứng tuyển cho job…không phù hợp tí nào. Hãy dành vài phút xem kỹ thông tin người mình muốn trao đổi trước khi bắt đầu.

4. “Chém gió” quá mức về công ty, công việc mình đang tuyển, Ứng viên sẽ sớm nhận ra thôi. Hãy chia sẻ thật lòng những ưu điểm và thách thức của công việc để UV có cái nhìn toàn diện hơn và ra quyết định phù hợp.

5. Phàn nàn về thái độ của Ứng viên trên các mạng XH, mình sẽ tìm được vài sự đồng tình từ người khác đó nhưng cuối cùng không giúp được gì cho công việc của mình cả. Nếu thật sự quan tâm thì hãy góp ý chân thành để bạn thay đổi, không thì…thôi.

6. Tranh biện với Ứng viên lúc trao đổi hoặc phỏng vấn. Mỗi người có quan điểm, góc nhìn khác nhau về cùng một sự việc, quan trọng nhất là chúng ta tìm sự phù hợp, tranh biện là mình đã đánh mất một mối quan hệ với UV cho dù là mình đúng hay sai.

7. Quên phản hồi kết quả phỏng vấn, ah quên là chuyện bình thường nhưng khi chợt nhớ ra hãy gọi điện thoại xin lỗi UV (Nhớ là chỉ gọi DT nhé).

8. “Bốc phốt” trong buổi phỏng vấn, ai cũng có sai lầm nhất thời nên nếu phát hiện có gì đó không ổn với UV thì thôi giả bộ không biết, sau đó có thể chia sẻ nhẹ nhàng với UV nếu thấy cần thiết.

9. Ăn mặc xuề xoà, gương mặt mệt mỏi, ngái ngủ khi tiếp xúc Ứng viên. Recruiter là đại sứ thương hiệu của công ty mà, lúc nào cũng phải đẹp, đẹp vừa thôi, không cần lồng lộn thành ra lố.

10. Dùng từ ngữ mang tính chất đánh giá người khác để trao đổi với UV kiểu như mình thấy bạn còn khá non, công việc bạn làm trước đây rất đơn giản,…UV sẽ cảm thấy thiếu tôn trọng khi nhận được những phản hồi như vậy.

11. Làm ở một công ty mà suốt ngày nhận CV từ các sếp đưa về rồi kêu làm offer, thủ tục cho vào đi. Lâu lâu 1 case thì được nhưng làm nhiều quá thành ra không học hỏi được gì, phải biết từ chối khéo và thay đổi quy trình này.

12. Đi học thứ gì đó mà học xong mình chưa chắc chắn là để làm gì, giúp ích gì cho công việc và sẽ thu lại tiền học phí bằng cách nào. Đi học đa phần là sẽ được hệ thống bài bản lại kiến thức thôi, mình đang làm công việc đó thì đi học về kỹ năng đó may ra có tác dụng/ứng dụng được và để ứng dụng, đánh giá được hiệu quả của sự học thì cần có người kèm cặp, đánh giá sau đó. Học kỹ năng chuyên môn mà học để cho biết, cho có bằng thì phí tiền và công sức lắm.

13. Nói xấu Recruiter khác, nói xấu công ty. Nếu thấy người đó có điểm gì chưa tốt thì hãy góp ý chân thành và thẳng thắn để người ta thay đổi (Mà hong thay đổi thì thôi kệ người ta, hãy nhìn vào đó làm bài học cho mình). Không nên nói xấu, hạ thấp người khác để nâng mình lên hoặc để lôi kéo người khác đứng về phía mình. Trái đất tròn mà Sài gòn thì bé, những điều mình nói được truyền đi sẽ rất dễ bị tam sao thất bản và đến lúc nào đó chính người nói là nạn nhân trong câu chuyện.

Các bạn ở góc độ là Ứng viên đóng góp thêm để các bạn Recruiter có thể CẢI THIỆN TRẢI NGHIỆM Ứng viên nhé.

Bài hay sưu tầm trên Linkedin giờ tìm lại nguồn không thấy được luôn. 

All in one