Chạy bộ cung đường Di sản Hà Nội – Hanoi Heritage

Bắt đầu bằng một đề bài longrun của ông em Đỗ Anh Vũ, thế là hai anh em bàn nhau xem chạy một cái gì đó ý nghĩa. Vũ đề xuất luôn về 1 cung đường chạy Di sản Hà Nội (Hanoi Heritage) , mình chẳng biết làm gì ngoài việc gật đầu đồng ý. Chiều T6, Vũ vẽ trước map trên Garmin Connect và sau đó anh em cùng nhau chốt các điểm di tích lịch sử sẽ chạy qua. Phương án cuối cùng là:

  1. Công viên Bách Thảo
  2. Đền Quán Thánh
  3. Chùa Trấn Quốc
  4. Nhà thờ Cửa Bắc
  5. Thành cổ Cửa Bắc
  6. Bốt nước Hàng Đậu
  7. Cầu Long Biên (Ga Long Biên)
  8. Bảo Tàng Lịch Sử
  9. Nhà hát lớn Hà Nội
  10. Ngân hàng Nhà nước
  11. Bắc Bộ phủ / Sofitel Metropole
  12. Đền Ngọc Sơn
  13. Nhà tù Hỏa Lò
  14. Ga Hà Nội 
  15. Cột cờ Hà Nội
  16. Hoàng thành Thăng Long
  17. Phủ chủ tịch
  18. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh 
  19. Văn Miếu
  20. Sân Vận Động Hàng Đẫy

Sau khi chốt xong phương án, mình bắt đầu đi rủ rê bạn bè, gửi thông tin vào nhóm Bách Thảo Runner thì phải có đến 5-6 anh chị em runner trong nhóm đồng ý đi vì cung đường này cũng chỉ tầm 15-16km và không có vòng đi vòng lại mà làm 1 vòng khép kín luôn nên khá phù hợp với thể lực nhiều người.

Sáng T7, 5h30 tôi có mặt điểm hẹn là ngã ba Đội Cấn – Ngọc Hà – Lê Hồng Phong, lúc đó đã có Mộc Trà đứng chờ rồi, chờ thêm 1 lát thì có thêm Trà Đào, Tuấn Nguyễn, Khánh Đỗ và ông em Đỗ Anh Vũ. Cả nhóm chụp ảnh checkin rồi lên đường

Check in trước cổng Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là:
Đền Bạch Mã – Bạch Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành);
Đền Voi Phục – Tây trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành);
Đền Kim Liên – Kim Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành);
Đền Quán Thánh – Chân Vũ quán – (trấn giữ phía Bắc kinh thành).
Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Đền tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Check in trước. cổng Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc (鎮國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Check in Nhà Thờ Cửa Bắc cả đoàn kết nạp thêm 2 thành viên nữ đang chạy lơ ngơ đoạn Hồ Trúc Bạch
Nhà thờ Cửa Bắc là một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội, công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội. Nằm ở số 56 phố Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, vì nhà thờ được xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên là Cửa Bắc. Được khởi công xây dựng vào năm 1925 bởi cha xứ người Pháp tên là Antoine Depaulis (tên Việt gọi là Cố Hương) theo bản vẽ của kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard với mặt bằng kiến trúc nhà thờ kiểu Roman đồng thời kết hợp phong cách Á – Âu về tổng thể tạo nên đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương nổi tiếng.
Và đây là Cổng Hoàng Thành Thăng Long (phía đường Phan Đình Phùng) cách Nhà Thờ Cửa Bắc chưa đầy 200m.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn
Tiếp theo là Bốt Nước Hàng Đậu – Tháp nước cổ kính do người Pháp xây vào năm 1894, nổi tiếng với kiến trúc hùng vĩ.
Di chuyển khoảng 600m chúng tôi checkin điểm thứ 7: Ga Long Biên.
Ga Long Biên là một nhà ga xe lửa, đặt tại điểm cuối của cầu Long Biên, thuộc địa bàn phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ga tiếp theo nằm về phía tây là ga Hà Nội, về phía đông là ga Gia Lâm.Ga có diện tích 500 m2 Cổng chính của nhà ga quay về lối xuống cầu Long Biên phía quận Hoàn Kiếm
Điểm đến thứ 8: Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cùng với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là hai bảo tàng đã được sáp nhập thành Bảo tàng Lịch sử quốc gia, tọa lạc ở thành phố Hà Nội. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (cũ) là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóalịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Viện bảo tàng có phong cách kiến trúc Đông Dương, nằm ở số 1 phố Tràng TiềnHoàn KiếmHà Nội. Viện Bảo tàng mở cửa đón khách cả tuần, trừ thứ hai. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như Trống đồng Đông Sơngốm Bát Tràng, tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đằng,…
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là thành viên của Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM), là thành viên sáng lập Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á (ANMA).
Bảo tàng tọa lạc tại số 1 phố Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, nằm phía sau Nhà hát Lớn Hà Nội.
Đằng sau lưng chúng tôi chính là Nhà Hát Lớn, điểm đến thứ 9 trên chặng hành trình chạy bộ Di sản Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà NộiViệt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí ở số 1A phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cạnh khách sạn Hilton Hanoi Opera, nhìn ra các vườn hoa Nhà hát Lớn và vườn hoa 19-8. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh… giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.[1] Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.[2]
Còn đây là Sofitel Legend Metropole Hanoi, một trong những khách sạn lâu đời nhất do người Pháp xây dựng tại Hanoi
Mở cửa năm 1901 tại Hà Nội, thủ đô Liên bang Đông Dương, Grand Métropole Hotel, nay trở thành Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn năm sao sang trọng mang trong mình dòng chảy của thời gian. Ngày nay đây là một trong không nhiều công trình kiến trúc quý hiếm thời Pháp thuộc còn sót lại. Khách sạn có một bề dày lịch sử và một truyền thống lâu đời tiếp đón các vị khách quan trọng, trong đó phải kể đến các đại sứ, nguyên thủ quốc gia và những nhân vật nổi tiếng của giới giải trí. Hiện khách sạn có 364 phòng.
Chéo đối diện Sofitel Metropole chính là Bắc Bộ Phủ, điểm đến thứ 11 của chúng tôi
Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ, và là một di tích lịch sử của Việt Nam.
Băng qua vườn hoa chính là Ngân Hàng Nhà Nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam trực thuộc Chính phủ, là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước.
Điểm checkin thứ 13: Đền Ngọc Sơn với cây cầu gỗ màu đỏ xinh xinh nằm giữa Hồ Gươm trung tâm của thủ đô Hà Nội
Đền Ngọc Sơn (Ngọc Sơn từ) là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà NộiViệt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.[3]
Maison Centrale hay còn gọi là Nhà Tù Hoả Lò. Một di tích lịch sử từ thời Pháp thuộc
Hỏa Lònhà tù Hỏa Lò hay nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù do thực dân Pháp xây dựng trên khu đất xưa thuộc làng Hoả Lò[1], nay có địa chỉ: số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn KiếmHà Nội.
Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng bởi từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Địa danh được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử.
Ga Hà Nội – điểm đến thứ 15 của chặng hành trình chạy bộ Di sản Hà Nội
Ga Hà Nội tên cũ là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam tại quận Đống ĐaHà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Phía sau khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến – Trần Quý Cáp). Ga Hà Nội tọa lạc tại số 120 đường Lê Duẩn, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nhìn ra cuối phố Trần Hưng Đạo.
Cột Cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812[1]). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám, điểm đến thứ 17
Văn Miếu – Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟-國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám; trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến của nước này.
Sân Vận Động Hà Nội hay còn gọi là Sân Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy là một sân vận động nằm ở đường Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam với sức chứa khoảng 22.580 chỗ ngồi. Trước khi có Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hàng Đẫy là nơi tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cũng như các đội tuyển nữ, Olympic. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hóa của Hà Nội và Việt Nam. Năm 1998, các trận khai mạc, bảng B và chung kết Cúp Tiger đã diễn ra tại đây.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006, sân vận động Hàng Đẫy được đổi tên thành sân vận động Hà Nội
Sân vận động Hàng Đẫy hiện là sân nhà của Hà Nội, Viettel và Phù Đổng.
Và điểm cuối cùng chính là Lăng Bác
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịchLăng Bác, là nơi gìn giữ thi hài Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc mít tinh.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH” bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.
Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước.[1] Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.[2][3]

Như vậy cả đoàn chúng tôi đã chạy bộ cung đường Di sản qua 20 địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử ngàn năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Quả thực là một cung đường đáng nhớ của chúng tôi nơi chúng tôi có thể thoả mãn niềm đam mê chạy bộ và cùng nhau ôn lại lịch sử cha ông dựng nước và giữ nước.

Chạy bộ cung đường Di sản Hà Nội – Hanoi Heritage

Còn đây là video full không che của tracklog Di sản Hà Nội (Hanoi Heritage) do bạn Đỗ Anh Vũ biên tập:

Cảm ơn, các bạn đã xem. Và ngay sáng Chủ Nhật hôm sau, tôi lại tiếp tục lên đường Chạy bộ vẽ hình chú Trâu Tân Sửu 2021 cũng là hoàn thành Half Marathon thứ 9 đầy ý nghĩa cùng với nhóm bạn của mình. Mời các bạn cùng đọc và khám phá.

Đăng ký bản tin chạy bộ qua email từ Tuấn:

All in one