* Đau tốt là gì?
Thuật ngữ “đau tốt” nghe có vẻ mâu thuẫn, trong trường hợp này nó không thực sự ám chỉ cơn đau mà là sự đau nhức và mệt mỏi do tập thể dục gây ra. Cảm giác nóng rát mà bạn nhận được ở chân khi kết thúc 1 bài chạy khó có thể được xếp vào loại đau tốt, cũng như DOMS (đau cơ khởi phát muộn) 1-2 ngày sau 1 buổi tập nặng.
Có 2 đặc điểm chính của cơn đau tốt cho bạn biết đó không phải là vấn đề: thời gian và tính đối xứng. Cơn đau tốt sẽ tự giải quyết ngay sau khi bạn ngừng hoạt động hoặc trong trường hợp DOMs là trong vòng 2-3 ngày sau tập. Tình trạng đau nhức kéo dài hơn mức đó cho thấy có thể bạn đã tập quá sức. Cũng nên cảm thấy đau ở cả hai bên cơ thể, kiểu đã mỏi là mỏi cả chân trái lẫn chân phải.Đau đớn này không hạn chế khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bạn ở mức độ quá cao. Có thể đi bộ xuống cầu thang khó khăn sau khi chạy marathon, nhưng nếu bạn hoàn toàn không thể hoạt động thì là quá mức rồi.
* Khi điều tốt trở thành điều xấu:
Nếu không chắc liệu cơn đau mà bạn đang cảm thấy có phải là điều nên lo lắng hay không, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
– Nơi đau? VD: chỉ đau 1 bên là bạn có thể bị mất cân bằng cơ hoặc chênh lệch sức mạnh từ bên này sang bên kia dẫn đến chấn thương.
– Cơn đau có kéo dài không? Nếu nó không biến mất sau 24h hoặc cứ trở lại mỗi khi bạn chạy trong 3 lần chạy liên tiếp, thì đã đến lúc nên cắt giảm quãng đường/cường độ của mình và tìm nguyên nhân.- Mức nào? Không nên bỏ qua cảm giác đau từ 4/10 điểm trở lên. Vẫn nên theo dõi những cơn đau dưới mức đó, nhưng 1 khi cơn đau bắt đầu dữ dội hơn, đã đến lúc tạm dừng và tìm sự trợ giúp.
– Có phải nó đang buộc bạn phải thay đổi dáng đi? Nhiều người thường cố gắng thay đổi cách chạy để bảo vệ vùng bị thương, điều này có thể dẫn đến chấn thương ở các bộ phận khác. Nếu bất kỳ cơn đau nào buộc bạn phải thay đổi bước đi của mình, điều đó đã trở nên quá sức và cần được chú ý.
Theo @CanadianRunningMagazine
@runbrief #runbrief